Dịch vụ công bố lưu hành mỹ phẩm

In trang

Wikilaw cung cấp nhiều dịch vụ liên quan tới công bố trong đó có sản phẩm mỹ phẩm, liên hệ ngay tới Wikilaw để được tư vấn công bố hoàn toàn miễn phí !

Wikilaw hiện là đối tác cho các hãng mỹ phẩm nổi tiếng ở trong và ngoài nước, đã nhiều năm gắn bó với các nhà phân phối và xuất nhập khẩu chuyên nghiệp đặc biệt ở thị trường T.P Hồ Chí Minh,

Chúng tôi xin giới thiệu quy trình và thủ tục công bố lưu hành mỹ phẩm tại Việt Nam như sau:

Danh sách các mỹ phẩm phải công bố

  1. Kem, nhũ tương, sữa, gel hoặc dầu dùng trên da
  2. Mặt nạ (chỉ trừ sản phẩm làm bong da nguồn gốc hoá học)
  3.  Các chất phủ màu (lỏng, nhão, bột)
  4. Các phấn trang điểm, phấn dùng sau khi tắm, bột vệ sinh,…
  5. Xà phòng tắm , xà phòng khử mùi,…
  6. Nước hoa, nước thơm dùng vệ sinh,…
  7. Các sản phẩm để tắm hoặc gội (muối, xà phòng, dầu, gel,…)
  8. Sản phẩm tẩy lông
  9. Chất khử mùi và chống mùi
  10. Các sản phẩm chăm sóc tóc
  11. Nhuộm và tẩy tóc
  12. Thuốc uốn tóc, duỗi tóc, giữ nếp tóc
  13.  Các sản phẩm định dạng tóc
  14. Các sản phẩm làm sạch (sữa, bột, dầu gội)
  15. Sản phẩm cung cấp chất dinh dưỡng cho tóc (sữa, kem, dầu)
  16. Các sản phẩm tạo kiểu tóc (sữa, keo xịt tóc, sáp)
  17. Sản phẩm dùng cạo râu (kem, xà phòng, sữa,…)
  18. Các sản phẩm trang điểm và tẩy trang dùng cho mặt và mắt
  19. Các sản phẩm dùng cho môi
  20. Các sản phẩm để chăm sóc răng và miệng
  21. Các sản phẩm dùng để chăm sóc và tô điểm cho móng tay, móng chân
  22. Các sản phẩm dùng để vệ sinh bên ngoài
  23. Các sản phẩm chống nắng
  24. Sản phẩm làm sạm da mà không cần tắm nắng.
  25. Sản phẩm làm trắng da
  26. Sản phẩm chống nhăn da

Tài liệu cần cung cấp

Hồ sơ công bố lưu hành mỹ phẩm

  1. Đơn đăng ký lưu hành mỹ phẩm;
  2.  Giấy chứng nhận bán tự do của sản phẩm ở nước sở tại ( Cer of Free Sale );
  3. Giấy phép hoạt động của nhà máy sản xuất có xác nhận đáp ứng các yêu cầu vệ sinh, an toàn chất lượng hoặc giấy chứng nhận GMP;
  4. Giấy phép thành lập hoặc hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư của tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký lưu hành sản phẩm;
  5.  Giấy uỷ quyền của nhà sản xuất cho cơ sở đứng tên đăng ký (nếu cơ sở đăng ký không phải là nhà sản xuất ra sản phẩm);
  6. Bản công thức của Sản phẩm;
  7. Bản tiêu chuẩn chất lượng của Mỹ phẩm và phương pháp thử;
  8. Phiếu kiểm nghiệm gốc của đơn vị sản xuất hoặc phiếu kiểm nghiệm của phòng kiểm nghiệm được công nhận GLP;
  9. Dữ liệu kỹ thuật hoặc dữ liệu lâm sàng để chứng minh những công dụng đặc biệt của sản phẩm (nếu có);
  10. Tài liệu nghiên cứu độ ổn định của Sản phẩm;
  11. Cam kết của đơn vị sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm về việc công thức sản phẩm không có các chất cấm và tuân thủ theo giới hạn về hàm lượng của những chất bị hạn chế và sản xuất theo đúng công thức đã đăng ký.