Đối tượng khóa mã số thuế
a/ Chuyển đổi sở hữu:
-
Doanh nghiệp nhà nước tiến hành cổ phần hoá.
-
Thay đổi cơ cấu vốn từ liên doanh VN-nước ngoài sang 100% vốn nước ngoài và ngược lại.
-
Chuyển nhượng (mua, bán) doanh nghiệp.
-
Cty TNHH chuyển thể thành công ty cổ phần.
b/ Không còn tồn tại :
-
Giải thể
-
Sáp nhập
-
Phá sản
-
Bị cơ quan cấp phép cưỡng chế thu hồigiấy phếp kinh doanh.
-
Chi nhánh của DNNN được sắp xếp lại và chuyển đổi doanh nghiệp chủ quản (trực thuộc doanh nghiệp A, nay chuyển sang trực thuộc doanh nghiệp B.)
-
Đơn vị sự nghiệp có thu nay không còn chức năng thu.
* Những trường hợp sau đây không phải tiến hành khoá mã số thuế:
-
Doanh nghiệp chuyển trụ sở từ nơi này sang nơi khác.
-
Chi nhánh có tư cách pháp nhân (không đầy đủ) cùng một địa bàn với và thực hiện kê khai thuế chung với doanh nghiệp chính.
Thời hạn khóa mã số thuế
Sau 5 ngày kể từ ngày hoàn tất mọi nghĩa vụ thuế, đối tượng nộp thuế phải liên hệ với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để tiến hành thủ tục khoá mã số thuế.
Thủ tục khóa mã số thuế
a/Trình tự
Bước 1 : Quyết định giải thể, sáp nhập, phá sản :
-
Đối với những doanh nghiệp Nhà nước, các tổ chức kinh tế Đảng, đoàn thể, đơn vị sự nghiệp, lực lượng vũ trang, công ty cổ phần một thành viên thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định về việc giải thể, sáp nhập, cổ phần hoá.
-
Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài : Cơ quan cấp phép ra thông báo hết hiệu lực giấy phép.
-
Đối với công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã thì doanh nghiệp tự ra quyết định giải thể.
-
Trường hợp phá sản phải do toà án tuyên bố.
Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày có quyết định giải thể, sáp nhập, cổ phần hoá, phá sản…. doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế biết.
Bước 2: Thanh lý tài sản.
Việc thanh lý tài sản, kho tàng… phải được thực hiện trước khi thanh huỷ hoá đơn và đảm bảo rằng doanh nghiệp không còn gì để bán nữa. Tài sản khi đưa vào vốn kinh doanh và hàng tồn kho… đã được tính khấu trừ thuế GTGT đầu vào, khi bán thanh lý phải bao gồm thuế GTGT đầu ra để nộp lại ngân sách nhà nước.
Bước 3: Thanh huỷ hoá đơn.
Sau khi thanh lý hết tài sản, kho hàng…, doanh nghiệp liên hệ với cơ quan thuế để lập biên bản thanh huỷ hoá đơn theo đúng qui định về việc thanh huỷ hoá đơn.
Bước 4: Quyết toán thuế và nộp hết số thuế còn phải nộp.
Doanh nghiệp thực hiện báo cáo quyết toán thuế và trong thời hạn 10 ngày phải nộp hết số thuế còn phải nộp. Hồ sơ báo cáo quyết toán thuế và giấy nộp tiền được gửi ngay cho cơ quan thuế.
Bước 5: Cơ quan thuế thụ lý hồ sơ, tiến hành kiểm tra (nếu có phát hiện thêm cơ quan thuế sẽ ra quyết định xử lý truy thu và phạt, doanh nghiệp nộp bổ sung lần sau cùng),
Bước 6: Doanh nghiệp nộp hồ sơ khoá mã số thuế cho cơ quan thuế, cơ quan thuế sẽ cấp cho doanh nghiệp “Giấy chứng nhận đã hoàn tất thủ tục khoá mã số thuế”. Sau đó doanh nghiệp tiến hành hoàn trã giấy phép và con dấu cho cơ quan có thẩm quyền đã cấp.
b/ Hồ sơ khoá mã số thuế:
Hồ sơ khoá mã số thuế gồm :
-
Bản chính của Giấy chứng nhận đăng ký thuế.
-
Bản sao của Biên bản thanh huỷ hoá đơn.
-
Bản sao của Quyết định về việc giải thể, sáp nhập, phá sản….
-
Bản sao giấy nộp tiền đối với thuế phải nộp sau khi quyết toán.
c/ Nơi nộp.
Đối với những đối tượng nộp thuế do các chi cục thuế quản lý thu, thì doanh nghiệp nộp hồ sơ chođội thuế trực tiếp quản lý.
Đối với những đối tượng nộp thuế do cục thuế thành phố quản lý thu, thì doanh nghiệp nộp hồ sơ cho sphòng quản lý thu trực tiếp quản lý.
d/ Giấy chứng nhận.
Sau khi lập sphiếu tình trạng thuế để lưu hồ sơ khoá mã số, cơ quan thuế sẽ cấp cho doanh nghiệp “Giấy chứng nhận đã hoàn tất thủ tục khoá mã số thuế”.
4. Những qui định khác :
a/ Hồ sơ khoá mã số thuế sẽ được chuyển về Phòng Xử lý thông tin – Tin học Cục thuế để thực hiện khoá mã số thuế trên mạng thông tin của ngành thuế.
b/ Kể từ khi được cấp “Giấy chứng nhận đã hoàn tất thủ tục khoá mã số thuế”, doanh nghiệp không được sử dụng mã số thuế đã khoá dưới mọi hình thức.
c/ Mã số thuế đã được khoá, sẽ vĩnh viễn không được sử dụng nữa và không đuợc cấp lại cho bất kỳ đối tượng nộp thuế nào khác.
d/ Riêng đối với chủ cơ sở kinh doanh cá thể, người có nhà cho thuê, và người đăng ký để trực tiếp nộp thuế thu nhập cá nhân :
Chỉ thực hiện khoá mã số thuế trong trường hợp người nộp thuế đã chết, mất tích, định cư ở nước ngoài, hoặc không còn khả năng chịu trách nhiệm dân sự. Trước khi chuyển định cư sang nước khác, người nộp thuế phải hoàn tất nghĩa vụ nộp thuế, thanh huỷ hoá đơn (nếu có sử dụng) và nộp lại giấy chứng nhận đăng ký thuế để cơ quan thuế tiến hành khoá mã số thuế. Những trường hợp như chết, mất tích…. thì người thân trong gia đình của người nộp thuế sẽ cung cấp chứng cứ để cơ quan thuế khoá mã số thuế.
Cá nhân kinh doanh đã có mã số thuế, nay tạm ngừng kinh doanh thì không phải khoá mã số thuế, nhưng vẫn phải thanh toán hết thuế, thanh huỷ hoá đơn (nếu có sử dụng) và nộp lại giấy chứng nhận đăng ký thuế. Sau này, khi tái hoạt động, người nộp thuế chỉ đăng ký nộp thuế lại và kê khai đăng ký theo mã số thuế đã cấp trước đây.